Trong quá trình xây dựng nhà ở, ép cọc là một công đoạn quan trọng nhất mà các bạn cần lưu ý. Ép cọc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền bỉ của công trình. Do đó, các bạn cần hết sức lưu ý khi thi công để đảm bảo chất lượng.
BẢNG BÁO GIÁ ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN VUÔNG 200×200 – 250×250 – 300×300 – 350×350 – 400×400 BÊ TÔNG THĂNG LONG 2024
1-Bảng báo giá cọc bê tông cốt thép đúc sẵn 200×200 – 250×250 – 300×300 – 350×350 – 400×400
KÍCH THƯỚC | LOẠI THÉP | MÁC BÊ TÔNG | CHIỀU DÀI CỌC/M | ĐƠN GIÁ CỌC /M |
---|---|---|---|---|
200×200 | Nhà máy D14 | #250 | 3,4,5,6 | Theo giá thép |
200×200 | Đa Hội | #250 | 3,4,5,6 | Theo giá thép |
250×250 | Nhà máy D16 | #250 | 3,4,5,6,7 | Theo giá thép |
250×250 | Đa Hội | #250 | 3,4,5,6,7 | Theo giá thép |
250×250 | Nhà máy D14 | #250 | 3,4,5,6,7 | Theo giá thép |
300×300 | Nhà máy D16 | #250 | 3,4,5,6,7 | Theo giá thép |
300×300 | Nhà máy D18 | #250 | 3,4,5,6,7 | Theo giá thép |
350×350 | Call phone | #250 | 3,4,5,6,7 | Call phone |
400×400 | Call phone | #250 | 3,4,5,6,7 | Call phone |
- Cừ U200 cho thuê: 18.000 – 20.000đ/m/1 tháng
- Nhổ cừ: 25.000 – 28.000/m
- Ép cừ: 25.000 – 28.000/m
- Vận chuyển cừ: 1.000.000đ/1 chuyến
- Cừ bỏ: 17.000/1kg
3. Báo giá thi công cừ U200 và vật tư cừ 200
Note:
- Thép nhà máy bao gồm: Việt Đức, Hòa Phát, Việt Úc, Thái Nguyên
- Cọc sản xuất: Cọc đúc sẵn hàng đại trà và cọc đặt theo yêu cầu
- Bảng giá Chưa có VAT
- Bảng giá có vận chuyển tới chân công trình tại địa bàn Hà Nội tùy từng công trình giá có thể thay đổi
- Báo giá trên là báo giá cho hàng cọc đại trà tại xưởng
- Báo giá trên báo giá cọc bê tông chưa bao gồm nhân công ép cọc
- Công trình nhà dân: Dùng cọc 200×200, Cọc 250×250
- Công trình dự án tư nhân và nhà nước: Cọc 250×250, 300×300
- Cầu Đường thủy điện: Cọc 300×300, 350x350x350, 400×400
Ép cọc là gì?
Ép cọc là quá trình người ta sử dụng các loại máy xây dựng để ép cọc bê tông xuống nền đất sâu, từ đó giúp làm gia tăng khả năng chịu tải cho móng công trình.
Phương pháp ép cọc bê tông giúp mang đến nhiều ưu điểm khi thi công như:
- Hạn chế tiếng ồn, không làm chấn động đến các công trình xung quanh.
- Dễ kiểm tra chất lượng nền móng theo từng giai đoạn cọc được ép dưới lực ép của máy, đồng thời xác định được mức chịu tải của cọc sau này.
- Thi công nhanh chóng tiết kiệm thời gian.
- Giá cả cạnh tranh tiết kiệm chi phí xây dựng.
Những điều cần phải lưu ý khi thi công ép cọc hện nay:
Khi thi công ép cọc cần phải thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Dưới đây là một số vấn đề các bạn cần lưu ý:
Nên ép cọc bê tông vuông hay tròn? Loại nào thích hợp với nền móng của bạn?
Trên thực tế, căn cứ vào điều kiện địa chất và vị trí công trình thực hiện mà chúng ta có thể chọn loại cọc cho phù hợp. Trong đó:
- Cọc bê tông vuông là gì ?
Loại cọc này thích hợp sử dụng trong những nền đất mới san lấp , đất nền có chướng ngại vật. Nó thường được sử dụng làm nền móng cho các khu nhà ở, dân cư mới. Loại cọc này có khả năng xuyên qua các lớp địa chất phức tạp và chướng ngại vật để đảm bảo cọc không bị nứt gãy.
- Cọc bê tông tròn là gì ?
Loại cọc bê tông này được sản xuất trong các nhà máy với dây chuyền công nghệ hiện đại. Nó thường sử dụng cho các nền địa chất không có chướng ngại vật, mới san lấp. Việc sử dụng cọc tròn so với cọc vuông sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thi công cũng dễ dàng hơn.
Khoảng cách giữa 2 cọc ép là bao nhiêu là đạt quy chuẩn?
Dựa theo quy trình 22TCN – 272 – 05 cho thấy khoảng cách tối thiểu giữa các cọc ép bê tông là 2.5D (D là đường kính của cọc ép). Tuy nhiên, các kỹ sư sẽ tùy vào điều kiện của công trình để căn khoảng cách cho phù hợp.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc ép không được nhỏ hơn 2,5 hay 0,75 lần chiều rộng và đường kính cọc.
- Khoảng cách tối đa giữa 2 cọc ép chỉ là 6D.
Một số việc cần thực hiện khi thi công ép cọc bê tông không thể thiếu:
Sau khi bạn đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị ép cọc bê tông, các bạn cần thực hiện những việc sau đây:
- Thứ nhất :nên đánh dấu chính xác các vị trí đóng cọc theo tính toán từ trước.
- Thứ hai : kiểm tra lại một lần nữa các thông số của máy cũng như vị trí chính xác để tiến hành đóng cọc bê tông,
- Thứ ba : nên ép cọc ở đúng độ sâu đã định trước để đảm bảo chất lượng công trình.
- Thứ tư : nên kiểm tra kỹ các mối hàn, chiều dài, chiều cao và các yếu tố kỹ thuật khác để đảm bảo an toàn khi thi công.