Ép cọc bê tông Máy ROBOT 120 Tấn

Khi thi công xây dựng nhà hay các công trình có quy mô cần phải gia cố nền móng, tạo nền móng tốt vững chãi người ta thường dùng phương pháp đóng cọc bê tông. Biện pháp thi công đóng cọc bê tông gia cố cho móng có ưu điểm vượt trội so với những phương pháp thông thường như ép cọc tre, cọc cừ tràm…Nhưng để áp dụng phương pháp này cần có các thiết bị hỗ trợ như máy ép, búa rung.

 

Dịch vụ ép cọc bê tông

BẢNG BÁO GIÁ ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN VUÔNG 200×200 – 250×250 – 300×300 – 350×350 – 400×400 BÊ TÔNG THĂNG LONG HÀ NỘI 2023

1-Bảng báo giá cọc bê tông cốt thép đúc sẵn 200×200 – 250×250 – 300×300 – 350×350 – 400×400

KÍCH THƯỚC LOẠI THÉP MÁC BÊ TÔNG CHIỀU DÀI CỌC/M ĐƠN GIÁ CỌC /M
200×200 Nhà máy D14 #250 3,4,5,6 Theo giá thép
200×200 Đa Hội #250 3,4,5,6 Theo giá thép
250×250 Nhà máy D16 #250 3,4,5,6,7 Theo giá thép
250×250 Đa Hội #250 3,4,5,6,7 Theo giá thép
250×250 Nhà máy D14 #250 3,4,5,6,7 Theo giá thép
300×300 Nhà máy D16 #250 3,4,5,6,7 Theo giá thép
300×300 Nhà máy D18 #250 3,4,5,6,7 Theo giá thép
350×350 Call phone #250 3,4,5,6,7 Call phone
400×400 Call phone #250 3,4,5,6,7 Call phone

Note:

  • Thép nhà máy bao gồm: Việt Đức, Hòa Phát, Việt Úc, Thái Nguyên
  • Cọc sản xuất: Cọc đúc sẵn hàng đại trà và cọc đặt theo yêu cầu
  • Bảng giá Chưa có VAT
  • Bảng giá có vận chuyển tới chân công trình tại địa bàn Hà Nội tùy từng công trình giá có thể thay đổi
  • Báo giá trên là báo giá cho hàng cọc đại trà tại xưởng
  • Báo giá trên báo giá cọc bê tông chưa bao gồm nhân công ép cọc
  • Công trình nhà dân: Dùng cọc 200×200, Cọc 250×250
  • Công trình dự án tư nhân và nhà nước: Cọc 250×250, 300×300
  • Cầu Đường thủy điện: Cọc 300×300, 350x350x350, 400×400

Ép cọc bê tông loại nào tốt?

Trong ngành xây dựng hiện nay có hai loại cọc bê tông được sử dụng nhiều là cọc ly tâm và cọc vuông. Vậy 2 loại cọc này có ưu nhược điểm gì? Tại sao lại được sử dụng nhiều như vậy. Cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Cọc ly tâm

Cọc ly tâm là loại cọc bê tông có dạng hình trụ tròn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Điểm nổi bật của loại cọc này là phần bê tông được đổ theo phương thức quay ly tâm. Sau đó được đưa vào lò hơi ở nhiệt độ 96 độ C để gia tăng độ cứng và khả năng chịu lực. Cọc ly tâm được sản xuất với đa dạng kích thước: 250, 300, 350 hay 400.

Cọc vuông

Cọc bê tông vuông là loại cọc đã có từ rất sớm được dùng trong nhiều công trình xây dựng. Loại cọc này được đúc bằng phương pháp thủ công với khung thép và bê tông được đổ vào tạo hình bình thường. Phù hợp khi sử dụng để ép cọc bê tông cho khu vực nền đất mới được san lấp, trong đất có nhiều tạp vật. Loại cọc bê tông này thích hợp để làm nền móng cho nhà cấp 4, khu dân cư và các công trình nhỏ. Cọc vuông có nhiều kích thước như 200 × 200, 250 × 250, 300 × 300,…

Những lưu ý khi ép cọc bê tông cho công trình

Trong quá trình thi công ép cọc cho nền móng thì đội thi công cần lưu ý những vấn đề sau đây, để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất:

  • Cần đánh dấu chính xác vị trí tâm ép cọc bê tông trên đất để quá trình ép cọc diễn ra suôn sẻ, đảm bảo công trình xây dựng đúng bản thiết kế.

  • Kiểm tra cẩn thận vị trí ép cọc, đảm bảo phần mũi của cọc đã được ép xuống đúng vị trí đã đánh dấu.

  • Thực hiện ép trục dứt khoát cho đến khi phần dư ra trên mặt đất dài tầm 60cm – 80cm thì dừng ép lại.

  • Trong trường hợp nối cọc thì cần phải kiểm tra chiều dài của cọc và kỹ thuật hàn phải theo đúng bản thiết kế đã đề ra.

  • Đội ngũ công nhân trong quá trình thi công phải được trang bị đầy đủ những món đồ bảo hộ lao động, nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

PHƯƠNG PHÁP ÉP CỌC BÊ TÔNG VÌ SAO LẠI VƯỢT TRỘI NHẤT?

So với hệ thống móng nông cổ điển như (móng đơn, móng bằng, móng bè) thì phương pháp thi công móng sâu như móng cọc đang được áp dụng rất phổ biến để đảm bảo sự vững chắc của một công trình. Hiện nay rất nhiều công trình đã sử dụng hệ thống hệ thống móng sâu bằng phương pháp ép cọc bê tông hoặc khoan cọc nhồi.

So với khoan cọc nhồi, thì phương pháp thi công ép cọc bê tông có lợi thế vượt trội hơn ở những điểm sau.

  • Lực ép cọc được kiểm tra ngay tại hiện trường vì vậy việc giám sát và kiểm soát chất lượng chịu lực thực tế của từng cọc là rất chính xác.
  • Chất lượng cọc được kiểm tra ngay tại thực địa bằng mắt thường. Cọc phải đảm bảo ngoại quan mới được thi công nên không lo việc cọc bị rỗ hay không đảm bảo chất lượng.
  • Thi công với tiến độ nhanh và sạch sẽ.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với khoan cọc nhồi.

Nếu như diện tích công trình rộng rãi thuận tiện cho việc ép cọc thì phương pháp ép cọc bê tông là biện pháp rất tối ưu và vượt trội so với biện pháp khoan cọc nhồi. Qua rất nhiều công trình chúng tôi phục vụ thí nghiệm thử tải cho các cọc khoan nhồi thì kết quả thường không đạt yêu cầu dẫn đến phát sinh khoan bổ sung cọc làm tăng chi phí lên cao. Với tất cả các ưu điểm trên thì Chủ đầu tư nên cân nhắc chọn phương án ép cọc bê tông cho công trình nếu điều kiện thuận lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *